Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn về phát triển bởi những bất thường của não bộ. Người mắc rối loạn phổ tự kỷ sẽ có những vấn đề với giao tiếp và tương tác xã hội, hành vi chống đối và hành vi lặp lại hoặc những sở thích đặc biệt. Bên cạnh đó, họ cũng có những cách học tập, di chuyển và tâp trung chú ý khác so với bạn bè đồng trang lứa.
Trong một số trường hợp, những dấu hiệu và biểu hiện sắp được liêt kê bên dưới có thể xảy ra ở những cá nhân không mắc rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, đối với người có rối loạn phổ tự kỷ, những đặc điểm này sẽ trở thành thách thức lớn trong cuộc sống của họ.
Những kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội
Những kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội của người có rối loạn phổ tự kỷ có thể gặp những khó khăn sau:
- Tránh né hoặc không giao tiếp mắt
- Không phản ứng khi được gọi tên trước 9 tháng tuổi
- Không thể hiện cảm xúc trên gương mặt như vui, buồn, giận dữ, hoặc bất ngờ trước 9 tháng tuổi
- Không chơi những trò chơi tương tác đơn giản như đập tay, nói nối trước 18 tháng tuổi
- Không có hoặc rất ít cử chỉ tay như chỉ trỏ, vẫy chào trước 12 tháng tuổi
- Không chia sẻ, thể hiện sở thích, mối quan tâm với người khác trước 15 tháng tuổi (ví dụ như, đưa cho người khác xem một vật mà mình thích)
- Không chỉ được những thứ mình hứng thú và yêu thích trước 18 tháng tuổi
- Không nhận biết khi người khác bị đau hoặc không vui trước 24 tháng tuổi
- Không nhận biết được trẻ khác đang có mặt và không tham gia chơi cùng bạn trước 36 tháng tuổi
- Không biết bắt chước, chơi giả bộ trước 48 tháng tuổi
- Không biết hát, nhảy, diễn xuất trước 60 tháng tuổi
Người có rối loạn phổ tự kỷ sẽ có những hành vi và sở thích khác thường. Những hành vi và sở thích này giúp phân biệt ASD với những rối loạn khác.
Những ví dụ về hành vi chống đối hoặc lặp lại của người có rối loạn phổ tự kỷ
- Xếp đồ chơi thẳng hàng và khó chịu khi trật tự bị that đổi
- Lặp lại từ vựng/cụm từ nhiều lần liên tục
- Có cách chơi không thay đổi đối với đồ chơi
- Rất tập trung vào chi tiết của sự vật, ví dụ như bánh xe
- Bực dọc và khó chịu trước những thay đổi rất nhỏ
- Có sở thích thái quá với những sự vật, hoạt động cụ thể
- Phải theo những thói quen cố định hàng ngày
- Vỗ tay, xoay vòng tròn
- Có những phản ứng khác thường đối với âm thanh, mùi, vị, hình ảnh và cảm giác
Những đặc điểm khác:
Hầu hết người tự kỷ sẽ có những đặc điểm tương đồng nhau như bên dưới:
- Chậm phát triển khả năng ngôn ngữ
- Chậm phát triển khả năng vận động
- Chậm phát triển nhận thức và khả năng học tập
- Tăng động, bốc đồng và/hoặc hành vi mất tập trung
- Động kinh
- Thói quen ngủ và ăn thất thường
- Vấn đề về tiêu hóa
- Cảm xúc và phản ứng thất thường
- Lo âu, căng thẳng, lo lắng quá mức
- Không cảm thấy sợ hãi hoặc sợ hãi thái quá
Những đặc điểm trên được tổng hợp dựa trên số đông người có rối loạn phổ tự kỷ và mang tính chất tham khảo vì mỗi cá nhân người có rối loạn phổ tự kỷ sẽ có những đặc điểm khác nhau.
Tham khảo những video ví dụ để hiểu rõ hơn về những biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ tại đây: https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/autism/video/module1.html
Sàng lọc nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ từ sớm
Chính vì những dấu hiểu hay biểu hiện trên mang tính tham khảo trong khi mỗi cá nhân có rối loạn phổ tự kỷ sẽ có những đặc điểm khác nhau, khi phụ huynh nhận thấy những dấu hiệu kể trên, phương án tốt nhất là đưa trẻ đến gặp các chuyên gia sàng lọc rối loạn tự kỷ sớm.
Lưu ý rằng các chuyên gia sàng lọc tự kỷ không phải là bác sĩ nhi khoa. Khi tiến hành sàng lọc và chẩn đoán sớm rối loạn phổ tự kỷ, các chuyên gia sàng lọc tự kỷ có những bảng kiểm riêng, những bài đáng giá chuyên nghiệp thông qua các bài tập – yêu cầu trẻ thực hiện trong suốt quá trình đánh giá.
VICA áp dụng bài đánh giá sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ ADOS-2, được thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế. Quy trình tiến hành đánh giá sẽ diễn ra theo trình tự chuyên nghiệp, đảm bảo kết quả đánh giá mang tính chính xác cao. Sau quá trình tư vấn đánh giá và có kết quả, chuyên gia sẽ phân tích, đọc kết quả và tham vấn phụ huynh về kế hoạch can thiệp cho trẻ nếu trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.
ĐẶT LỊCH HẸN CÙNG VỚI CHUYÊN GIA VICA NGAY HÔM NAY
Bài viết tham khảo tại https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/signs.html