Sự khác biệt trong phương pháp can thiệp sớm 360 độ của VICA

chuyên gia quốc tế đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, sàng lọc chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ (ASD) kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam từ 2015, Simona Bossoni dành tâm huyết thành lập nên Trung tâm Quốc tế về Chẩn đoán Can thiệp sớm rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp can thiệp tại trung tâm qua góc nhìn của chuyên gia Simona Bossoni qua bài viết này. 

Đề nghị sàng lọc nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ đối với trẻ từ 18 tháng tuổi

Thấu hiểu nỗi lo của cha mẹ trước nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ của con

Để đi từ nhận biết các dấu hiệu sơ khai của tự kỷ ở con trẻ đến việc đưa con đến cơ sở có chuyên môn nhằm chẩn đoán chính xác về rối loạn phổ tự kỷ không phải là dễ dàng với các bậc phụ huynh. Đặc biệt là khi đứa trẻ còn nhỏ, có những biểu hiện nhẹ. Chuyên gia Simona đồng cảm với phụ huynh: “Tôi có thể hiểu được khao khát của bậc làm bố mẹ khi họ mong muốn kiểm tra xem chẩn đoán có đúng hay không, và cả những hy vọng rằng bác sỹ đã sai về con họ”.

Mặt khác, phụ huynh vẫn còn nhiều e dè khi lựa chọn trung tâm để tư vấn khi tiếp cận với lĩnh vực này, mỗi chuyên gia sẽ có những phương pháp và chiến lược khác nhau để hỗ trợ trẻ đang có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ.

“Trong thực tế, khi tôi nhận ra vài dấu hiệu của Rối loạn Phổ Tự Kỷ ở trẻ rất nhỏ trong môi trường mầm non, tôi đã gặp bố mẹ để giải thích về điều tôi lo lắng, đề xuất họ bắt đầu can thiệp chuyên sâu để hỗ trợ con phát triển tốt nhất, giải thích với họ về “thời điểm vàng” là rất quan trọng để có được kết quả tốt trong tương lai. Thông thường, khi họ chưa sẵn sàng chấp nhận điều gì đó hoặc vẫn chưa nhân thức được điều đó, gia đình sẽ nhiều lần từ chối những hỗ trợ này và thậm chí chuyển trường mầm non cho con, rồi họ quay lại khi con được 3 tuổi mà vẫn chưa phát triển được các kỹ năng chính, ví dụ như khả năng ngôn ngữ.”

Tuy nhiên, theo bà Simona, may mắn là gần đây, nhiều phụ huynh trẻ nhận thức tốt hơn về các mốc phát triển cần có theo đúng độ tuổi của con họ, và phụ huynh cũng nhận thức các dấu hiệu của Rối loạn Phổ Tự Kỷ nữa. Điều khiến họ e dè chính là việc chấp nhận những khó khăn của con mình, vì vậy họ có xu hướng trì hoãn việc gặp chuyên gia về lĩnh vực này.

“Việc can thiệp tại thời điểm sớm có thể đem lại sự khác biệt rất rõ cho trẻ tự kỷ, và việc có một người con Rối loạn Phổ Tự Kỷ KHÔNG PHẢI là lỗi của bố mẹ, bởi vì nó không xuất hiện do cách giáo dục mà là bởi khuynh hướng di truyền. Vì vậy, các bậc bố mẹ, nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về khả năng của con mình, hãy tìm đến một chuyên gia ngay lập tức để nhận được hỗ trợ có mục tiêu cụ thể.”

“Tuy nhiên, sau 25 năm làm việc, tôi nhận ra rằng niềm tin không phải chỉ dựa trên công cụ đánh giá được dùng hay số năm kinh nghiệm của chuyên gia, nó là điều gì đó phức tạp hơn và xa hơn, thông thường chúng ta phải đi từng bước một, làm việc chặt chẽ với nhau cùng với cả trẻ và phụ huynh.”

Phương pháp sàng lọc, chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ toàn diện tại VICA

Tại VICA, chúng tôi áp dụng phương pháp can thiệp toàn diện dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và dựa trên kinh nghiệm của tôi tại Ý, nơi mà tôi đã cộng tác 10 năm với một trong những trung tâm đánh giá, can thiệp, và nghiên cứu về Tự Kỷ hàng đầu trước khi mở trung tâm y khoa riêng của mình. Làm việc với một đội ngũ đa chuyên ngành dạy cho tôi xem xét rối loạn phổ tự kỷ dưới mọi mặt. Bởi vì Tự Kỷ là một rối loạn kéo dài suốt đời trong hầu hết mọi trường hợp, và ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực phát triển của một đứa trẻ, như là giao tiếp, tương tác xã hội, khả năng chơi… và các lĩnh vực khác tuỳ thuộc vào mức độ chuyên biệt của mỗi trẻ, cho nên điều rất quan trọng là tuân theo một mô hình có xem xét đến độ phức tạp của rối loạn này, khi tiếp cận trẻ ngày hôm này, phải nghĩ tới cả tương lai của trẻ.  

Chúng tôi đề nghị sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ cho tất cả trẻ ở độ tuổi 18 tháng và 24 tháng, dựa theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đồng thời chúng tôi cũng có chương trình tầm soát cho tất cả trẻ có nguy cơ cao gặp phải tự kỷ, ví dụ như các trẻ có anh/chị/em là trẻ tự kỷ, với mục tiêu phát hiện các dấu hiệu cảnh báo ở giai đoạn sớm và cải thiện được kết quả trong tương lai cho trẻ.  

Bằng cách này, chúng tôi có thể hỗ trợ gia đình cách để tiếp cận trẻ và giúp trẻ phát triển kỹ năng phù hợp với độ tuổi, song song đó, cung cấp các buổi can thiệp có mục đích và chuyên sâu dành cho trẻ. Nếu kết quả sàng lọc cho thấy trẻ thể hiện nhiều dấu hiệu của Rối loạn Phổ Tự kỷ, chúng tôi sẽ thực hiện quy trình chẩn đoán, với 4 bước riêng biệt cho phép trẻ làm quen với môi trường của chúng tôi bằng các bài đánh giá được cho là tiêu chuẩn vàng trong việc phát hiện Rối loạn Phổ Tự kỷ.  

Đăng ký tư vấn, sàng lọc nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ  

To book an apointment for consultation or ASD screening test

Áp dụng mô hình ESDM

VICA sử dụng Mô hình Can thiệp Sớm Denver (ESDM), đây là mô hình can thiệp đã được kiểm chứng. Mô hình này được xây dựng dựa trên cách tiếp cận tự nhiên với trẻ và xây dựng một mối quan hệ có ý nghĩa giữa trẻ và chuyên viên can thiệp thông qua hoạt động chơi, nhằm hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng mới và can thiệp vào các triệu chứng cốt lõi của rối loạn phổ tự kỷ. Tất cả các thành viên của đội ngũ chúng tôi đang trong quá trình được đào tạo chính thức ở cấp độ nâng cao tại The Mind Institute (tạm dịch: Viện Tâm Trí), dự kiến hoàn thành trước khi kết thúc năm nay. Phương pháp can thiệp này được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ, cho phép chuyên viên đánh giá trẻ cực kỳ chi tiết thông qua Bảng kiểm ESDM.  

Sau quá trình đánh giá, chúng tôi lập một Kế hoạch Giáo dục được Cá nhân hoá (Individualized Educational Plan – IEP), bao gồm những mục tiêu chuyên biệt dài hạn và ngắn hạn dựa trên nhu cầu của từng trẻ. Thông thường, chúng tôi cũng quay video những phiên can thiệp cá nhân, sau đó chúng tôi sẽ tổ chức họp mặt các thành viên để cùng thảo luận về từng trẻ ít nhất một lần mỗi tuần.  

Vai trò của phụ huynh trong hành trình can thiệp của trẻ

Một trong những đặc điểm của mô hình này mà cá nhân tôi tâm đắc nhất, dựa trên kinh nghiệm của tôi và tôi thấy nó cực kỳ quan trọng, là bố mẹ cần được tham gia vào quá trình giáo dục này. Cả bố và mẹ đều sẽ được tham dự các buổi hướng dẫn phụ huynh hàng tháng, và tham gia khoảng 30 phút mỗi tuần trong các phiên can thiệp cá nhân, điều này giúp bố mẹ có thể hiểu rõ con hơn, đồng thời cũng có thể học thêm một số chiến lược phù hợp để giúp con phát triển các kỹ năng thích nghi và giảm các hành vi thách thức.  

Vai trò của bố mẹ có thể bước đầu chưa hiểu được tất cả những phương pháp cũng như thực hiện đúng các bài tập cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì VICA luôn đồng hành cùng bố mẹ trong suốt quá trình, theo dõi sát sao tiến độ, mục tiêu phát triển của trẻ.

 Sau khi tư vấn ban đầu, VICA sẽ hướng dẫn, đưa lời khuyên phụ huynh thiết lập kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ và hỗ trợ trẻ bằng cách can thiệp hành vi – nhận thức. Để biết thêm thông tin chi tiết, phụ huynh có thể đặt lịch tư vấn cũng như đánh giá, tìm hiểu thêm về trung tâm thông qua cổng thông tin Trang chủ – Trung tâm Quốc tế Chẩn đoán và Can thiệp Phổ tự kỷ (V.I.C.A) (vica.edu.vn)

Đọc thêm: Early Start Denver Model – Can thiệp sớm chuẩn quốc tế 2023 (vica.edu.vn)